Tượng đài chiến thắng trận đầu của Hải Quân Việt Nam

Tượng đài chiến thắng trận đầu của Hải Quân Việt Nam

Liên hệ
UBND Huyện Hoằng Hóa
Thị trấn Bút Sơn

Giới thiệu Tượng đài chiến thắng trận đầu của Hải Quân Việt Nam

Công trình được xây dựng tai khu vực Cảng Lạch Trường, huyện Hoằng Hóa. Tượng đài chiến thắng được xây dựng tại cửa biển Lạch Trường, xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, với tổng diện tích khuôn viên 1.630m 2 .Công trình gồm tượng đài cao 16,71m và một số hạng mục công trình phụ trợ khác. Tổng mức đầu tư là 4,324 tỷ đồng, trong đó Bộ Tư lệnh Hải quân hỗ trợ 500 triệu đồng, số còn lại thuộc vốn ngân sách của tỉnh Thanh Hóa.

Công trình được xây dựng nhân kỷ niệm 71 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 26 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, sáng 19-12, tại cửa biển Lạch Trường, xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa), UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Bộ tư lệnh Hải quân tổ chức Lễ khánh thành công trình tượng đài chiến thắng trận đầu của Hải quân nhân dân Việt Nam.

Công trình tượng đài chiến thắng trận đầu của Hải quân nhân dân Việt Nam là kết quả phối hợp giữa UBND tỉnh Thanh Hóa và Bộ tư lệnh Quân chủng Hải quân. Theo đó, Bộ CHQS tỉnh Thanh Hóa làm chủ đầu tư, Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Xuân Hưng thi công, xây dựng công trình. .

Công trình tượng đài chiến thắng mang ý nghĩa to lớn về mặt lịch sử, chính trị và văn hóa - xã hội, là nơi ghi lại chiến công oanh liệt của quân, dân Lạch Trường và Hải quân nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Ý nghĩa to lớn của chiến thắng Lạch Trường và Hải quân nhân dân Việt Nam trong ngày 2 và 5-8-1964 đã đi vào lịch sử dân tộc, là chiến thắng đầu tiên của quân dân Lạch Trường phối hợp cùng Bộ đội Hải quân chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ra miền Bắc, góp phần cùng quân, dân miền Bắc đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng không quân, Hải quân của đế quốc Mỹ, cổ vũ đồng bào chiến sĩ miền Nam thi đua giết giặc, lập công. Đây là công trình thể hiện sự tri ân sâu sắc, tình cảm thiêng liêng đối với những đóng góp, hy sinh to lớn của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt nam và quân, dân Thanh Hóa trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Công trình được đưa vào sử dụng sẽ góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng của các thế hệ ông cha và tinh thần đoàn kết, phối hợp giúp đỡ giữa Hải quân nhân dân Việt Nam với quân dân Thanh Hóa anh hùng cho các thế hệ mai sau. Qua đó tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, tình đoàn kết quân-dân và ý chí quyết chiến, quyết thắng, biết đánh, biết thắng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng của mình đối với Tổ quốc trong tình hình mới.

 

 

 

 

 

Chiến thắng trận đầu của Hải Quân Việt Nam:

Sự kiện Vịnh Bắc Bộ và chiến công đánh thắng trận đầu đã trôi qua 50 năm nhưng bài học về sự phối hợp lực lượng phòng không ba thứ quân đánh thắng Không quân, Hải quân của đế quốc Mỹ ở Lạch Trường - Thanh Hóa (5-8-1964) vẫn còn nguyên giá trị.

 

Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Thanh Hóa là địa bàn trọng điểm được xác định là hướng chiến lược quan trọng ở tuyến đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Quân khu; là cầu nối giữa hậu phương lớn miền Bắc và tiền tuyến lớn miền Nam; là kho dự trữ hậu cần quan trọng. Theo chỉ đạo của Trung ương, nhằm chủ động đối phó với âm mưu thủ đoạn đánh phá miền Bắc của đế quốc Mỹ, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp chuẩn bị kỹ về mọi mặt cho cuộc chiến tranh. Thực hiện chỉ đạo và hướng dẫn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc   phòng về tình hình nhiệm vụ và hướng dẫn những việc làm gấp của công tác phòng không.

Ngày 14 tháng 3 năm 1964, Ủy ban Hành chính tỉnh Thanh Hóa quyết định thành lập Hệ thống tổ chức, chỉ đạo phòng không nhân dân các cấp. Đồng chí Chủ tịch ủy ban hành chính các cấp, thủ trưởng các cơ quan, các ngành trực tiếp làm chủ nhiệm phòng không. Cơ quan phòng không các cấp có quyền huy động mọi lực lượng và phương tiện cần thiết phục vụ cho chiến tranh. Cơ quan Tham mưu phòng không được đặt tại Tỉnh đội, đồng chí Tỉnh đội trưởng làm Tham mưu trưởng. Cơ quan Tham mưu phòng không giúp Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân xây dựng kế hoạch chỉ huy, thông báo, báo động, tuyên truyền, giáo dục ý thức phòng không nhân dân, huấn luyện các đội chuyên môn làm nhiệm vụ bảo vệ, chữa cháy, cứu thương, thông tin liên lạc…Ngoài ra, tỉnh còn chỉ đạo xây dựng các trạm báo động phòng không, các hầm trú ẩn, các giao thông hào công cộng ở những địa bàn trọng yếu, trọng điểm về kinh tế, văn hóa-xã hội, khu tập trung đông người…Hệ thống phòng không các cấp ra đời kịp thời thể hiện tinh thần đề cao cảnh giác của quân và dân Thanh Hóa sẵn sàng đối phó với mọi âm mưu thủ đoạn của đế quốc Mỹ.

Thắng lợi của quân và dân ta trên khắp chiến trường miền Nam trong nửa đầu năm 1964, làm thất bại một bước kế hoạch Giôn xơn-Mac Na-ma-ra. Chương trình bình định của Mỹ, xương sống của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt“ về cơ bản bị thất bại trên nhiều bình diện. Tình hình chính trị, quân sự của Mỹ và bọn tay sai ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn lâm vào tình trạng khủng hoảng, điều đó đã tạo bước chuyển mới có lợi cho phong trào cách mạng của ta. Lực lượng quân sự, chính trị của ta phát triển lớn mạnh hơn trước, đặc biệt là khối chủ lực cơ động của ta ở miền Nam đã tạo ra quả đấm thép, hỗ trợ cho phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng.

Càng thua đau ở miền Nam và trước sự phá sản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mỹ càng tăng cường chống phá miền Bắc. Chúng dùng hoạt động không quân trong kế hoạch 34A nhằm thu thập tin tức tình báo, phát hiện hệ thống phòng không, ra đa, căn cứ quân sự, hệ thống kho tàng trên miền Bắc. Ngày 2-3-1964, Mỹ dùng tàu Khu trục tuần tiễu ven biển Bắc Việt Nam trong kế hoạch Đề-sô-tô để làm hậu thuẫn cho quân nguỵ đánh phá các hải đảo và vùng dân cư ven biển các tỉnh khu IV.

Ngày 1-4-1964, Bộ tư lệnh Hải quân Mỹ đưa ra kế hoạch đánh phá các tuyến vận chuyển chiến lược của ta dọc biên giới Việt Nam, Lào, Cam- pu-chia nhằm ngăn chặn sự chi viện Bắc vào Nam. Kế hoạch này được Mỹ dự định thực hiện qua 3 giai đoạn. Giai đoạn 1: Truy kích Việt Cộng qua biên giới Lào và Cam-pu-chia. Giai đoạn 2: Mở đợt công kích và dùng mìn đánh phá các mục tiêu đã dự định trong nội địa miền Bắc. Giai đoạn 3: Tăng cường oanh tạc mạnh mẽ và liên tục miền Bắc, gồm 3 điểm: Dùng hải quân phong toả cảng Hải Phòng; dùng tàu phóng ngư lôi tiến công các căn cứ miền Bắc; ném bom các thành phố miền Bắc .

Hội đồng Tham mưu liên quân Mỹ thông qua kế hoạch dùng không quân, hải quân đánh phá 94 mục tiêu miền Bắc nước ta (trong đó có cầu Hàm Rồng, Thanh Hoá).       

Những hoạt động khiêu khích của Mỹ

Thực hiện kế hoạch đó, ngày 12-6-1964, một trung đội biệt kích ngụy dùng thuyền cao su đổ bộ vào bờ biển huyện Tĩnh Gia, rồi tiến sâu vào nội địa, phá sập cầu Hang trên quốc lộ 1A, bắn chết 1 dân thường. Ngày 30-6-1964, tập kích vào một nhà máy nước ở tỉnh Quảng Bình… Đồng thời với hành động khiêu khích trên, Mỹ đẩy mạnh thực hiện kế hoạch 34 A, dùng các tàu khu trục hạm đội 7 tuần tiễu, khiêu khích trong vùng biển vịnh Bắc Bộ.

Để chuẩn bị cho đất nước bước vào cuộc chiến đấu đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược. Ngày 29-6-1964, Bộ Chính trị ra chỉ thị “Tăng cường sẵn sàng chiến đấu, phá tan âm mưu khiêu khích, đánh phá miền Bắc của đế quốc Mỹ”.

Thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị, Thanh Hoá nghiêm khắc tự phê bình, rút ra bài học về thiếu cảnh giác vụ cầu Hang. Đồng thời lần lượt thành lập các đơn vị pháo binh dân quân cho các đơn vị ven biển, các tổ dân quân bắn máy bay bằng súng bộ binh cho các đơn vị trọng điểm. Đến cuối năm 1964, tuyến  phòng thủ dọc biển, các cửa lạch, các vùng trọng điểm thị xã Thanh Hóa, Hàm Rồng, các địa phương ven biển như Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Nga Sơn, Sầm Sơn, Tĩnh Gia… dân quân được trang bị vũ khí, huấn luyện, bố trí thế trận sẵn sàng chiến đấu đánh trả máy bay, tàu chiến Mỹ.

Bờ biển Thanh Hoá dài trên 102km, có 6 cửa lạch, trong đó có 3 cửa lạch lớn, quan trọng: Lạch Trường, Lạch Hới và Lạch Ghép. Lạch Trường, Lạch Hới thường là nơi trú đậu, tập kết của tàu hải quân  và cũng là nơi bố trí các trạm ra đa, trạm phòng không của ta. Ngoài ra dọc bờ biển Thanh Hoá còn có hai đảo: Hòn Nẹ thuộc huyện Hậu Lộc về phía đông Bắc, Hòn Mê thuộc huyện Tĩnh Gia  về phía đông Nam của tỉnh. Đảo Hòn Nẹ và đảo Hòn Mê trong chống chiến tranh phá hoại với đế quốc Mỹ có vị trí đặc biệt quan trọng, là tai mắt của đất liền.

Vào những ngày cuối tháng 7, đầu tháng 8 năm 1964, đế quốc Mỹ liên tục có những hoạt động khiêu khích miền Bắc nước ta, nhất là các tỉnh ở khu IV và Thanh Hoá. Đêm 30 rạng ngày 31-7-1964, lực lượng biệt kích của hải quân nguỵ bất ngờ đánh phá đảo hòn Mê (Thanh Hoá) và hòn Ngư (Nghệ An). Trong khi đang cho máy bay bắn phá ở một số điểm ở phía tây tỉnh Nghệ An, tàu Ma Đốc của Mỹ được lệnh tiến sâu vào vịnh Bắc Bộ để thực hiện nhiệm vụ tuần tiễu, thu thập tin tức tình báo về các trạm ra đa và trận địa phòng thủ của ta. Hầu như bờ biển Thanh Hoá từ đảo Hòn Nẹ đến đảo Hòn Mê trong những ngày cuối tháng 7, đầu tháng 8 năm 1964, ngày nào cũng có tàu tuần tiểu Mỹ, ngụy hoạt động.

Tuyên bố bịa đặt của Mỹ và cuộc chiến đấu phòng thủ chủ động của quân dân ta 11 giờ 30 phút ngày 2-8-1964, phân đội hải quân  gồm 3 chiếc tàu phóng lôi  333, 336, 339 thuộc đoàn 135, Bộ Tư lệnh Hải quân nhân dân Việt Nam đã hành quân tới vùng biển Hòn Mê và chuẩn bị mọi mặt sẵn sàng chiến đấu. 13 giờ 30 phút, tàu Ma Đốc xâm phạm vùng biển giữa Hòn Mê và Lạch Trường. 14 giờ 52 phút, tàu chỉ huy của ta phát hiện tàu địch và được lệnh tấn công, truy đuổi, buộc chúng phải rút ra vùng biển quốc tế.

Sau thất bại ngày 2-8-1964, để chuẩn bị cho bước leo thang mới, đế quốc Mỹ tăng cường hạm đội 7 về phía biển Đông. 23 giờ ngày 4-8-1964, Tổng thống Mỹ Giôn-Xơn họp Hội đồng an ninh Quốc gia và ngay sáng ngày 5-8, chính phủ Mỹ ra tuyên bố bịa đặt “Cuộc tiến công thứ  2 của Hải quân Bắc Việt Nam”. Đồng thời ra lệnh cho không quân và hải quân địch đánh trả đũa mở đầu cho cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân với qui mô lớn chống lại miền Bắc Việt Nam.

Với chiến dịch “Mũi tên xuyên”, vào lúc 12 giờ 30 phút ngày 5-8-1964, từ 2 tàu sân bay Ti-côn-đê-gô-ra và Côn–xtơ-lê-xơn thuộc hạm đội 7 của Mỹ ở ngoài khơi Đà Nẵng cho 64 lần chiếc máy bay gồm các loại máy bay cánh quạt A1 “giặc trời”, A4 “diều hâu” và các loại máy bay phản lực F4 “con ma”, F8 “thập tự quân” đã bay vào bắn phá Lạch Trường (Thanh Hoá), sông Gianh (Quảng Bình), Vinh, Bến Thuỷ (Nghệ An), thị xã Hòn Gai (Quảng Ninh ).

Lúc 14 giời 45 phút ngày 5-8-1964, lực lượng không quân Mỹ từ hạm đội 7 bay vào đánh phá từ đảo hòn Nẹ huyện Hậu Lộc đến cửa Lạch Trường huyện Hoằng Hoá tỉnh Thanh Hoá. Ngay sau khi máy bay Mỹ xuất hiện bắn phá cửa Lạch Trường và công kích vào các tàu hải quân ta. Đơn vị dân quân các xã Ngư Lộc, Đa Lộc, Minh Lộc, Hoà Lộc thuộc huyện Hậu Lộc; xã Hoằng Trường huyện Hoằng Hoá; tự vệ đánh cá Lạch Trường; Đại đội 19 Phòng không bảo vệ trạm ra đa; đồn công an vũ trang 74… nhanh chóng vào vị trí sẵn sàng chiến đấu.

Khi địch cho máy bay bắn phá vào cửa lạch và công kích vào các tàu hải quân ta, bằng những khẩu súng bộ binh, dân quân các xã Ngư Lộc, Đa Lộc, Minh Lộc, Hoà Lộc, Hoằng Trường; súng máy 14,5mm cuả đại đội 19 bộ đội phòng không; súng trường của đồn công an vũ trang trên bờ phối hợp với súng máy, cao xạ trên tàu hải  quân ngoài khơi bắn trả quyết liệt máy bay giặc Mỹ. Những tay súng của tự vệ xí nghiệp đánh cá Lạch Trường, cùng các chiến sỹ trên tàu hải quân quần nhau với giặc giữa biển khơi.

Trung đội dân quân xã Hoằng Trường do trung đội trưởng trực tiếp chỉ huy, cụ Tường 63 tuổi, tuy tuổi cao, mắt kém vẫn bình tĩnh phụ trách khẩu trung liên cùng con cháu chiến đấu kiên cường. 12 cô gái dân quân xã Hoà Lộc huyện Hậu Lộc  đã chiến đấu ngoan cường với lũ giặc trời. Hai cô gái Nguyễn Thị Vy 17 tuổi; Lê Thị Thảo 20 tuổi chưa từng quen với sóng cả nhưng vẫn xung phong vượt sóng ra khơi dưới làn bom đạn địch để cứu chữa thương binh, tiếp đạn cho tàu hải quân chiến đấu. Đoàn viên thanh niên Tô Thị Đạo không tiếc thân mình nhiều lần tiếp máu cứu sống thương binh. Sự chi viện, chăm sóc của nhân dân khu vực Lạch Trường đã làm tăng thêm sức chiến đấu của lực lượng hải quân ta, góp phần vào chiến thắng vẻ vang.

15 giờ 15 phút trận chiến đấu tại Lạch Trường kết thúc, quân và dân khu vực Lạch Trường phối hợp chiến đấu ngoan cường bắn rơi 2 máy bay giặc Mỹ.

Trong trận chiến  đấu này, dân quân Lạch Trường đã bám trụ trận địa, cùng với các lực lượng khác trong khu vực quần lộn với địch trong suốt 40 phút, lực lượng dân quân tự vệ vừa chiến đấu, vừa phục vụ chiến đấu, tiếp đạn, vận chuyển cứu chữa thương binh, sẵn sàng tiếp máu cứu sống đồng đội… Qua thử thách chiến đấu, dân quân tự vệ Lạch Trường thực sự là đội quân vững mạnh, có ý chí kiên cường, dũng cảm.

Chiến thắng Lạch Trường Thanh Hoá đã góp  phần vào chiến thắng chung của quân và dân miền Bắc trong ngaỳ 5-8-1964, hạ 8 máy bay giặc Mỹ; cổ vũ quân và dân miền Bắc hăng hái quyết đánh, quyết thắng giặc Mỹ; góp phần vào cổ vũ đồng bào, chiến sỹ miền Nam tiến lên giết giặc lập công.

Chiến thắng trận đầu  ngày 2 và 5-8-1964 là chiến thắng của sức mạnh chính trị, tinh thần đoàn kết toàn dân tộc, chiến thắng của ý chí quyết tâm chiến đấu, dám đánh, quyết đánh và biết đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược của Hải quân nhân dân Việt Nam và của quân dân miền Bắc nước ta; là biểu tượng của bản lĩnh Việt Nam kiên cường, bất khuất; của dân tộc yêu tự do, độc lập, không bao giờ chịu khuất phục trước kẻ thù xâm lược; của trí tuệ, lòng yêu nước, căm thù giặc và nghệ thuật quân sự Việt Nam được kế thừa, phát triển trong thời đại Hồ Chí Minh.

Chiến thắng Lạch Trường ngày 5-8-1964 ở Thanh Hoá cũng như cả nước có tiếng vang lớn trên thế giới. Loài người tiến bộ trên thế giới đều thấy rõ hành động dã man của đế quốc Mỹ và ngạc nhiên, khâm  phục chiến công kỳ diệu của quân và dân ta. Ngày 12-10-1964, Đại sứ quán Cu-ba tại Hà Nội đã vào thăm Thanh Hoá, tặng cờ lưu niệm cho 2 xã Hoà Lộc huyện Hậu Lộc và xã Hoằng Trường huyện Hoăng Hoá. Lực lượng vũ trang và nhân dân xã Hoằng Trường huyện Hoằng Hoá; lực lượng vũ trang và nhân dân xã Hoà Lộc huyện Hậu Lộc được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.

Vinh dự, tự hào cùng với những chiến thắng vẻ vang Quân chủng Hải Quân, Phòng Không Không quân, quân và dân Thanh Hóa, quân và dân cả nước cùng hòa vào niềm vinh dự đó có những tên đất, tên làng như: Hòn Mê, Hòn Nẹ, Lạch Trường, Cửa Hới, Phà Ghép... của quê hương xứ Thanh đã mãi mãi đi vào lịch sử như một bản anh hùng ca bất tận về trận đầu ra quân đánh thắng cuả Hải quân nhân dân Việt Nam.

Thông tin sản phẩm

Tên sản phẩm
Tượng đài chiến thắng trận đầu của Hải Quân Việt Nam
Mã sản phẩm
SP00097
Đơn vị tính
Trạng thái
Hết hàng
Mã vạch
Mã truy xuất nguồn gốc
Sản lượng
Quy cách đóng gói
Cách bảo quản

Thông tin Cơ sở kinh doanh

Tên cơ sở
UBND Huyện Hoằng Hóa
Địa chỉ
Thị trấn Bút Sơn
Điện thoại
Email
hoanghoa@thanhhoa.gov.vn
Website
Người đại diện
Quy mô
Trạng thái
Đang hoạt động
Địa điểm kinh doanh
UBND Huyện Hoằng Hóa
Số giấy phép đăng ký
26V8000004301

Chứng nhận, xác nhận của cơ sở

Đánh giá và nhận xét

5 trên 5
5 đánh giá
  • 5 SAO
    2
  • 4 SAO
    1
  • 3 SAO
    1
  • 2 SAO
    0
  • 1 SAO
    1
27/02/2020
Chất lượng sản phẩm rất tốt
24/02/2020
Chất lượng sản phẩm tuyệt vời
20/02/2020
Chất lượng sản phẩm tốt