Hòn Nẹ

Hòn Nẹ

Liên hệ
UBND Huyện Hoằng Hóa
Thị trấn Bút Sơn

Giới thiệu Hòn Nẹ

Hòn Nẹ là tên chỉ hòn đảo nhỏ nằm ngoài khơi vịnh Bắc Bộ, Biển Đông. Đảo Nẹ nằm thuộc hải phận tỉnh Thanh Hóa, nó nằm cách đất liền huyện Hậu Lộc khoảng 6 km về phía Đông, cách bờ biển Hoằng Hóa khoảng 5 km về phía Đông Bắc và cách bờ biển Nga sơn khoảng 6 km về phía Nam. Hòn Nẹ nằm ở tọa độ 19°54'46" độ Vĩ bắc và 106°00'32" độ Kinh đông. Đảo có đồn trú của một đơn vị bộ đội biên phòng của quân đội nhân dân Việt Nam.

Hòn Nẹ có đền thờ Long Vương. Hàng năm vào ngày 15 tháng 5 âm lịch là ngày "Trời đất giao hoà" dân chài ven biển Nga sơn, hậu Lộc, Hoằng Hóa lại tổ chức các đoàn thuyền rồng ra đảo làm lễ hội cầu mưa thuận gió hoà, sóng yên biển lặng. Cũng tại Hòn Nẹ, vào tháng 7 năm 1964, các chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã chọn Nẹ làm nơi phục kích để đánh đuổi sự khiêu khích và vi phạm chủ quyền của tàu khu trục Maddox trong cái gọi là "sự kiện vịnh Bắc Bộ"Hòn đảo này hiện đang được bộ đội biên phòng tỉnh Thanh Hóa quản lý. Hòm đảo Nẹ này còn gắn liền với 1 tích về tình mẫu tử và trong tích đó thì còn gắn liền với cả 2 ngọn núi của huyện Hậu Lộc.

Đứng trên bờ biển từ đất liền thuộc hai huyện Nga Sơn, Hậu Lộc (Thanh Hóa) và Kim Sơn (Ninh Bình) nhìn rất rõ Hòn Nẹ, những chiều biển động, ta có thể nhìn rất rõ từng con sóng biển xô vào bọt tung lên trắng xóa.

Trong bài thơ Mẹ Tơm của Tố Hữu cũng có đoạn nhắc đến Hòn Nẹ

"Hòn Nẹ ta ơi mảng về chưa đó? Có nhiều không con nục, con thu?"

Sấm trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: "Khi nào núi Nẹ nằm đồng, Trâu ăn bãi cỏ thì ông lại về"

Đảo Hòn Nẹ có diện tích khoảng 1 cây số và theo truyền thuyết của người dân vùng Hải Tiến lưu truyền thì Hòn Nẹ được coi là con của núi Sỏi và núi chúa và là mẹ của núi Bần. Không chỉ sở hữu vẻ đẹp trữ tình nơi đây còn gắn liền với giá trị lịch sử văn hóa lâu đời đó là tục thời cá voi( ông Nam Hải) gắn với hiện tượng có thật về loài cá voi hay cứu người, cứu những con thuyền lúc gặp bão tố ngoài khơi bởi vậy lễ cầu ngư được tổ chức trên đảo hàng năm với những nghi thức thành kính, trang trọng của người dân vùng biển nơi đây. Bên cạnh đó, vùng biển nơi đây còn là nơi tụ họp của nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao như cá thu, cá nụ, cá nhám, cá rưa, tôm hùm, tôm he, mực ván, ốc hương, mực ống,..mang đến sự phát triển kinh tế phồn vinh cho người dân tại vùng biển Hải Tiến.ùng biển Hòn Nẹ là nơi tụ họp của nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế cao. Thiên nhiên và lịch sử đã đem lại cho nơi đây thắng cảnh sơn thủy hữu tình, gắn với một vùng quê đầy ắp huyền thoại, cổ tích và những ngày hội làng. Với vị trí địa lý tự nhiên hiếm có, trong điều kiện phát triển của nền kinh tế mở, khu vực biển đảo này còn tiềm ẩn khả năng dồi dào về du lịch biển đảo, sinh thái và khám phá thiên nhiên. Được sự hỗ trợ đầu tư của nhà nước, với ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo, người dân Hòn Nẹ đang đóng những con tàu vỏ sắt và trang bị mạng lưới thông tin hiện đại để vượt sóng ra khơi bám biển dài ngày, đánh bắt thủy sản phát triển kinh tế, góp phần bảo vệ biển trời, lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc.

Thiên nhiên cùng với lịch sử đã đem lại cho đảo Hòn Nẹ một vẻ đẹp sơn thủy hữu tình, có biển cả giàu đẹp, có những con người làng chài thân thiện, hiền lành và gắn liền với vùng quê đầy những câu chuyện cổ tích và những lễ hội văn hóa ý nghĩa, bởi vậy mà nơi đây được đánh giá là tiềm năng dồi dào về du lịch biển đảo, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng và điểm du lịch khám phá thiên nhiên lý tưởngNgoài vị trí chiến lược, vùng đảo Nẹ còn là danh thắng hữu tình. Theo “Đại Nam nhất thống chí” vào năm Hồng Đức thứ 7 vua Lê Thánh Tông có lần qua đây đã cảm tác bài thơ vịnh cảnh “Linh sơn hải khẩu”  vịnh về non nước, nơi đây và bài tựa nói: “Bên cạnh nước biển, núi xanh cao chót vót, hình núi dị kỳ đứng sững cửa biển, chân núi có động sâu thẳm không cùng. Để trụ vững nơi đầu sóng ngọn gió, người dân đi biển phải dựa vào lực lượng siêu nhiên nào đó để nhân lên sức mạnh tinh thần, chính điều đó đã hình thành và mang đến cho người dân nơi đây tín ngưỡng và tục thờ thủy thần để cầu ngư, cầu sóng yên biển lặng, không bão tố lụt lội, mong thần linh che chở, bảo hộ trên sông biển mỗi khi ra khơi vào lộng, giúp những thương thuyền buôn bán ngược xuôi và cả những người trồng lúa phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết. Tục thờ cá voi (ông Nam Hải) gắn với một hiện tượng có thật về cá voi hay cứu người, cứu thuyền lúc bão tố ngoài khơi và lễ hội cầu ngư được tổ chức ở đây với những nghi thức trang trọng, thành kính.

Cùng với các làng trong đất liền, tại Đảo Nẹ người ta cũng cho xây dựng một ngôi đền thờ thủy thần.Cứ ba năm lễ hội lớn ở làng Diêm Phố được tổ chức định kỳ vào mùa xuân, trong ba ngày, từ 22 đến ngày 24 tháng 2 âm lịch. Tín ngưỡng này gắn liền với lễ hội Cầu Ngư (xưa còn gọi là Cầu Mát) thờ các vị thần biển và đám rước Hội đồng thần linh của làng, đó là một trong những lễ hội lớn nhất của ngư dân không chỉ ở Hậu Lộc mà còn có sức thu hút cả những ngư dân miền biển tỉnh Thanh về dự.

Lễ hội kéo dài trong ba ngày liền. Ngày đầu tiên (ngày 22) tùy theo con nước lớn ròng để thuyền cập vào đảo, dân làng tổ chức rước kiệu từ đền thờ cá  Ông lên thuyền ra đảo Nẹ. Sau khi đám rước từ đảo Nẹ về thì yên vị tại khu thờ tự của làng để sáng hôm sau (ngày 23) rước về đàn tế. Xưa, trong lễ hội còn tổ chức hát bội (hát tuồng) tại đền thờ cá Ông. Sáng ngày 24, dân làng rước cỗ từ nhà trọ tới đàn tế. Tại đàn tế, dân làng tề tựu đông đủ để tế lễ Đức Ông Nam Hải và các vị thủy thần, sau đó rước Long Châu đến cửa biển chỗ giao nhau của thủy triều nơi nước sông gặp nước biển để tiễn Long Châu về với biển khơi. Với những nghi lễ như vậy dân làng tin rằng cá Voi và các vị thần linh sẽ phù hộ độ trì cho thuyền bè của họ được "xuôi chèo mát mái", cuộc sống no đủ, bình yên, hạnh phúc. Trong lễ hội cầu ngư dân làng thường tổ chức bơi thuyền làm đẹp lòng các vị thần biển và cá Voi vừa để rèn luyện sức khỏe dẻo dai, sự lanh lợi của ngư dân làm nghề chài lưới trên sông biển.

Ở vào khu vực có nhiều cửa lạch châu tuần. Vùng biển nơi đây thuộc diện  nông, yếu tố nhiệt độ trong nước ít diễn biến phức tạp, là nơi tụ họp của nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như: cá thu, cá nụ, cá nhám, cá rưa..., tôm hùm, tôm he, mực ống, mực ván, ốc hương... nơi đây thực sự tiềm tàng nhiều khả năng phát triển kinh tế phồn thịnh. Nhà thơ Tố Hữu có những câu thơ hay về vùng biển đảo này: “Hòn Nẹ ta ơi, mảng về chưa đó/Có nhiều không con nục, con thu/Chào những buồm nâu, thuyền câu Diêm Phố/Nhớ nhau chăng hỡi Hanh Cát, Hanh Cù”. 

Thiên nhiên và lịch sử đã đem lại cho nơi đây một vùng thắng cảnh  sơn thủy hữu tình, có biển cả giàu đẹp, gắn với một vùng quê đầy ắp những huyền thoại và cổ tích, với những ngày hội làng náo nức của những người dân, hiền hòa, nhân hậu và mến khách. Du khách đến nơi  đây sẽ được thưởng thức nhiều món ăn dân dã đậm đà hương vị của xứ Thanh, với các loại đặc sản:

Cá trích ăn với bánh đa

Vợ ăn, chồng bảo về nhà đỡ cơm

Chợ Hôm rất lắm ốc hương

Ăn dăm ba chục vấn vương nơi này.

Vào năm 1445 các chức sắc trong làng đã cho xây dựng đền thờ Đức Vua Thông Thủy đảo Nẹ Sơn (được ghi chép lưu giữ tại đền thờ Đức vua). Kinh qua thời gian và những biến động của lịch sử, đặc biệt qua hai cuộc kháng chiến chống pháp và chống Mỹ trường kỳ của dân tộc, đảo Nẹ là tụ điểm đánh phá ác liệt. Ủy ban hành chính của xã Ngư Lộc lúc bấy giờ đã quyết định đưa kiệu và bát hương của Đức Vua vào Nghè Diêm Phố trong đất liền để thờ. Sau ngày hòa bình lặp lại bát hương và cỗ kiệu của Đức vua Đảo Nẹ lại được đưa ra đảo để thờ cho đến ngày nay.

Tương truyền rằng trên hòn đảo này có một cái hang khá sâu, một ngày kia có một người đi câu tôm phát hiện ra thi thể của một người đàn ông nằm chết không hiểu vì lý do gì, người câu tôm liền đưa vào hang để chôn cất. Ban đầu người dân đi đánh bắt qua đây có ghé vào thắp hương cho người sấu số và cầu khấn. Nhưng sau đó họ thấy được sự hiển linh kỳ diệu, kết quả đánh bắt được nhiều trong chuyến đi của họ luôn gặp điều may mắn. Từ đó dân làng Diêm Phố cho rằng đó là một vị thần trên trời được phái xuống giúp dân, ngay lập tức các vị chức sắc trong làng cho lập một điện thờ ngay cửa hang. Thời gian trôi qua hòn Nẹ Sơn vẫn sừng sững qua bao phong ba bão táp, trong tâm thức của người dân nơi đây vị thần đảo Nẹ Sơn là vị thần tối linh (linh thiêng) cai quản các cửa biển. Bởi vậy trong những dịp lễ tết, đầu xuân năm mới chuẩn bị cho một mùa bể giã mới ngư dân đều sắm chút lễ vật ra đảo thắp hương trình báo với thần cầu mong sự che trở trong đời sống nghề nghiệp.


Với sức mạnh và tầm quan trọng của mình trong việc bảo quốc hộ dân, thần Nẹ Sơn cũng được triều Nguyễn phong sắc Thượng Đẳng Thần. Không những vậy các đạo dụ còn ghi chép, vào ngày 18 tháng 3 năm Khải Định thứ 2 (năm 1971), làng Diêm Phố gặp một trận hạn lớn, mấy tháng liền không mưa, con người lẫn gia súc không còn đủ sức để gượng dậy, Làng đã lập đàn tế cầu mưa nhưng không linh hiệu. Trước khó khăn đó, các vị chức sắc trong làng quyết định thành lập một ban ra đảo Nẹ rước kiệu của thần vào, thì kì lạ khi vào đến đất liền như có một sức mạnh thần bí cỗ kiệu của thần bỗng nhiên quay tròn, các vị bô lão trong làng thấy có sự linh ứng của thần liền cho tổ chức lễ cầu, ngay lập tức trời đổ mưa không ngớt nhiều ngày liền, vạn vật cây cối được tưới nước hồi sinh trở lại, dân làng vui mừng khôn xiết. Ngay sau đó các vị chức sắc đã tâu việc này tới triều đình và được triều đình nhà Nguyễn tiếp tục phong sắc cho thần Đảo Nẹ là Thượng Thượng Đẳng Thần (dân làng thường gọi là Đức Vua Thông Thủy) tức là vị thần tối cao của ngư dân. Bên cạnh sắc phong Thượng Thượng Đẳng Thần, đức vua còn được phong nhiều đạo sắc khác như: Bát Hải Long Vương, Hà Bá Linh Quan, Đối Sát Cửa Giang… [41, tr.25-34]. Ngày giỗ của Đức Vua được tổ chức khá long trọng vào ngày 10 tháng 8 âm lịch hằng năm. Vào ngày giỗ của ngài, trong đất liền thường tổ chức một đoàn thuyền rước lễ ra đảo để cúng lễ cầu cho quốc thái dân an, cầu cho ngư dân "Đánh khợi gặp đống, Đánh lộng gặp tía" ra khơi gặp nhiều may mắn tránh mọi rủi ro tai ương của biển cả.

Thông tin sản phẩm

Tên sản phẩm
Hòn Nẹ
Mã sản phẩm
SP00094
Đơn vị tính
Trạng thái
Hết hàng
Mã vạch
Mã truy xuất nguồn gốc
Sản lượng
Quy cách đóng gói
Cách bảo quản

Thông tin Cơ sở kinh doanh

Tên cơ sở
UBND Huyện Hoằng Hóa
Địa chỉ
Thị trấn Bút Sơn
Điện thoại
Email
hoanghoa@thanhhoa.gov.vn
Website
Người đại diện
Quy mô
Trạng thái
Đang hoạt động
Địa điểm kinh doanh
UBND Huyện Hoằng Hóa
Số giấy phép đăng ký
26V8000004301

Chứng nhận, xác nhận của cơ sở

Đánh giá và nhận xét

5 trên 5
5 đánh giá
  • 5 SAO
    2
  • 4 SAO
    1
  • 3 SAO
    1
  • 2 SAO
    0
  • 1 SAO
    1
27/02/2020
Chất lượng sản phẩm rất tốt
24/02/2020
Chất lượng sản phẩm tuyệt vời
20/02/2020
Chất lượng sản phẩm tốt