Đền thờ Tô Hiến Thành

Đền thờ Tô Hiến Thành

Liên hệ
UBND Huyện Hoằng Hóa
Thị trấn Bút Sơn

Giới thiệu Đền thờ Tô Hiến Thành

Đền thờ Đức Thánh Cả - Tô Hiến Thành nằm ở Tiền thôn xã Hà Lộ xưa, nay là xã Hoằng Tiến, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.Nghè Hà Lộ, đền thờ Đức Thánh Cả - Tô Hiến Thành hay còn gọi là đền thờ Sát Hải Đại Vương là những tên mà nhân dân địa phương thường quen gọi. Theo thần tích của làng thì tên thần là Hà Lộ (tên gọi của núi Hà Rò, tức núi Trường thuộc xã Hoằng Trường), tên thật của thần là Hoàng Tô, tước hiệu là Hoàng Minh, mỹ hiệu là Tô Đại Liêu, duệ hiệu là Sát Hải Đại Vương.

Cho đến đầu thế kỷ XIX, chúng ta biết được cái tên Hà Lộ một cách rõ ràng. Xã Hà Lộ thuộc tổng Kim Xuyết, huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa (tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX, trang 108 - 1981). Xã Hà Lộ có hai thôn đó là thôn Văn và thôn Tiền Cựu, trong đó thôn Tiền Cựu là thôn có di tích đền thờ Đức Thánh Cả - Tô Hiến Thành.

Sau cách mạng Tháng Tám 1945 thì xã Hà Lộ được sát nhập thêm hai thôn nằm trong xã Hoằng Yến. Đến năm 1953 phong trào cải cách ruộng đất, việc phân chia lại đất đai và đặt tên mới, thì Tiền Thôn nằm trong xã Hoằng Tiến.

- Nhân vật thờ:  Di tích thờ Thái Phó Tô Hiến Thành, một bậc đại thần dưới triều Lý (thế kỷ XII), có tài trị nước, thẳng thắn, cương trực và biết dùng người. Không những là một võ quan giỏi ông còn chú trọng cả văn hóa và sùng mộ Nho học.

Qua thần tích và các nguồn sử cũ thì chúng ta biết chắc được mỹ hiệu Tô Đại Liêu, tức là Tô Hiến Thành (từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, trang 150,1990). Tô Hiến Thành là một đại thần có tước vương làm việc trong phủ Liêu của triều Lý (dưới thời vua Lý Anh Tông, 1138 - 1175). Trong ba tên gọi trên của đền thì tên gọi đền thờ Đức Thánh Cả - Tô Hiến Thành mà nhân dân quen gọi.

Như vậy, di tích ít nhất có ba tên gọi khác nhau nhưng đều căn cứ vào tên làng xã và nội dung thờ tự mà đặt tên cho di tích.

Thần tích đền “Chính Từ”, cho biết ông sinh ra và lớn lên ở đất Thanh Hóa. Tô Hiến Thành nổi tiếng là một người văn võ toàn tài, ông mất vào tháng 6 năm Kỷ Hợi (1179). Nhớ ơn ông, cảm phục tài đức của ông, nhân dân Thanh Hóa đã lập đền thờ ở nhiều nơi (riêng ở Thanh Hóa có 72 nơi thờ). Trong đó đền thờ ở Tiền Thôn xã Hoằng Tiến ngày nay là có quy mô lớn và bề thế. Người dân Hoằng Tiến đã tôn ông làm Thành hoàng của làng và gọi ông là Đức Thánh Cả hay là Sát Hải Đại Vương.

Đền thờ Đức Thánh Cả, hay là nghè Hà Lộ là nơi thờ Tô Hiến Thành, một danh nhân lịch sử của đất nước ở thế kỷ XII (triều Lý).

Trong 216 năm tồn tại của nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, nhà Lý đã có những đóng góp to lớn cho việc xây dựng một nền móng vững chắc cho các vương triều về sau. Những nhân vật nổi tiếng có công giúp các vua Lý trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước phải kể đến như: Lý Thường Kiệt, Lý Đạo Thành. Tô Hiến Thành, Lê Phụng Hiểu… trong số những con người đó thì Tô HIến Thành là một bậc đại thần được sử sách ghi nhận và nhân dân ca ngợi. Khi ông mất, nhiều nơi trên đất nước ta đã lập đền thờ ông. Riêng ở Thanh Hóa có 72 đền thờ ở khắp mọi nơi, nhưng tập trung nhất là ở vùng ven biển.

Theo tài liệu lịch sử, truyền thuyết, thần tích còn lại ở Tiền Thôn, xã Hoằng Tiến huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa cho biết:

Tô Hiến Thành, tự Hoàng Minh, húy Tô.

Tước hiệu: Đại Vương tướng quân

Mỹ hiệu: Tô Đại Liêu

Chính sử chép: quãng đời niên thiếu của Tô Hiến Thành sống ở Thanh Hóa. Truyền thuyết, thần tích đều “ Chính từ” ở xã Hà Giang huyện Hà Trung chép rằng: “ Cha Tô Hiến Thành làm quan nhà Lý, Được cử vào vùng Hà Trung. Trên vùng đất Hà Giang ngày nay cha mẹ Tô Hiến Thành đã chọn làm nơi ở và sinh ra ông.

Như vậy, Tô Hiến Thành sinh ra và lớn lên ở đất Thanh Hóa, sau đó vào làm quan ở trong triều, ông nổi tiếng là người văn võ toàn tài. Sử gia Ngô Sĩ Liên đã nói về ông: “Tô Hiến Thành nhận việc ký thác con côi, hết lòng trung thành, khéo sử trí khi có biến cố, tuy có bị gió lay sóng đạp mà vẫn đứng như cột đá gữa dòng, khiến trên yên dưới thuận, không thẹn với phong độ của đại thần xưa. Lúc sắp chết còn vì nước, tiến cử người hiền không vì ơn riêng” (Đại Việt sử ký toàn thư tập I - trang 350 - 1972).

Sự thực tài liệu về nguồn chính sử cho biết cuộc đời và sự nghiệp của Tô Hiến Thành như sau: Đầu đời Lý Anh Tông Tô Hiến Thành giữ chức Thái phó, coi giữ việc binh. Lần theo Đại Việt sử ký toàn thư ta sẽ thấy các hoạt động cuat Tô Hiến Thành như sau:

  • Tháng 11 năm 1161, Tô Hiến Thành và Đỗ An Dy đi tuần các nơi ven biển Tây Nam để giữ yên bờ cõi.
  • Tháng 7 năm 1167 triều đình nhà Lý cử Tô Hiến Thành đem thủy quân đi đánh Chiêm thành.
  • Tháng Giêng năm 1175, vua Lý Anh Tông ốm nặng lệnh cho Tô Hiến Thành giúp Thái tử Long Trát (do Thái tử còn quá nhỏ tuổi)
  • Tháng 7 năm 1175 vua Lý Anh Tông băng hà ở điện Thụy Quang, thọ 41 tuổi, ở ngôi 39 năm. Thái tử Long Trát lên ngôi (tức Lý Cao Tông) khi ấy mới hai tuổi, mẹ đẻ là Đỗ Thị được làm Hoàng Thái Hậu, Tô Hiến Thành làm phụ chính.

Rõ ràng, Tô Hiến Thành là một con người tai năng, đức độ. Là người luôn nghiêm hiệu lệnh, rõ thưởng phạt, ông được các vua Lý tin dùng và phong tới đỉnh cao của nấc thang danh vọng. Năm Trinh Phù thứ 4 (1179), ông lâm bệnh, trước khi mất còn tiến cử người hiền để thay công việc của mình. Sau khi ông mất nhiều nơi trong nước nhân dân đã lập đền thờ ông.

Riêng trên địa bàn Thanh Hóa, ngoài “Chính từ” là ngôi đền ở xã Hà Giang huyện Hà Trung thì ở xã Hà Lộ (nay là xã Hoằng Tiến) huyện Hoằng Hóa, nhân dân nhớ sự tích Tô Hiến Thành đã dừng chân ở địa phận xã khi đi tuần ven biển, bèn tôn ông là Đức Thánh Cả hay là Sát Hải Đại Vương thờ làm thần Thành hoàng của làng.

- Thông tin di tích: Đền thờ Đức Thánh Cả - Tô Hiến Thành thuộc loại hình di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật.

Tô Hiến Thành làm quan trong triều, khi ông mất, hiện nay chưa có tài liệu nào nói đến một cách chắc chắn là mộ ông ở đâu, các tài liệu truyền thuyết, thần tích thì ta biết được Tô Hiến Thành sinh ra ở Thanh Hóa. Khi làm quan trong triều ông có đi tuần các vùng ven biển Thanh Hóa.

Do thời tiết khắc nghiệt, nên đền cũng bị hư hại nhiều. Qua nhiều năm, do có ý thức bảo vệ của dân làng nên hiện tại ngôi đền vẫn giữ nguyên được diện mạo và dáng vẻ ban đầu. Hiện nay đền được nằm trên một khu đất rộng, nghênh môn đằng trước bằng gạch, đã hư hại nhiều, hiện trạng đó cho thấy kiến trúc được dựng vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Quần thể kiến trúc này bao gồm: tòa Tiền đường đằng trước, đằng sau gồm tòa Bái đường, tòa ống muống và Hậu cung, liên kết với nhau trong một bố cục mặt bằng kiểu chữ công. Bên phải tòa Bái đường có một giếng nước, chếch về đằng sau, bên trái là kiến trúc tòa mẫu mới được xây dựng gần đây, quy mô nhỏ với mặt bằng hình chữ đinh. Một lớp tường hoa thấp xây gạch làm ranh giới giữa kiến trúc này với bãi đất rộng đằng trước.

Cổng nghênh môn là một tòa nhà 3 lớp 2 mái, tường bít đốc. Ở 4 góc có 4 cột trụ vuông chắc chắn, phía chân 4 cột trụ này được đắp 4 con giống hình hổ phù. Bờ nóc và bờ giãi đắp vữa, to mập, có đường gờ nổi tạo cho các bờ giãi nay sự tinh tế đẹp mắt. phía trên cùng hai bên tường đốc được đắp hai hình đấu trụ hai bên đốc vì được đắp nổi hình mặt hổ phù. Bộ mái được lợp bằng ngói mũi thông thường. Nghênh môn có một cửa vòm cuốn đi vào, không có cánh cửa. Phía trong được cấu tạo thành 3 lớp cửa vòm cuốn có kích thước bằng nhau cả chiều rộng và độ cao. Do lâu ngày bị mưa nắng phá hủy, phần mái phía trước bị sụt lở khá nhiều.

Nhìn chung, toàn bộ nghênh môn được xây dựng như một cái nhà chỉ có điều phía bên trong không thể bố trí được gì ngoài việc có tác dụng đi lại. Vật liệu xây dựng hoàn toàn bằng gạch, vôi vữa, không có gỗ. Lối kiến trúc cổng nghênh môn hoàn toàn bằng chất liệu trên, phần nào thích hợp với một vùng đất gần biển do có điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt.

Bước qua cổng nghênh môn là một sân rộng bằng đất nện, nay đã được lát gạch chỉ đỏ, có 3 phía tường bao bọc. trong sân được trồng các loại cây cảnh và các loại cây tỏa bóng mát. Tiếp giáp với sân là khu vực Tiền đường, hiện nay toàn bộ khu vực Tiền đường đã được di chuyển đến một khu vực khác thành nhà truyền thống của xã. Bởi vậy diện tích đất khu vực tiền đường vẫn còn để trống, tạo thành một chiếc sân nửa trước khu vực Hậu cung.

Thông tin sản phẩm

Tên sản phẩm
Đền thờ Tô Hiến Thành
Mã sản phẩm
SP00092
Đơn vị tính
Trạng thái
Hết hàng
Mã vạch
Mã truy xuất nguồn gốc
Sản lượng
Quy cách đóng gói
Cách bảo quản

Thông tin Cơ sở kinh doanh

Tên cơ sở
UBND Huyện Hoằng Hóa
Địa chỉ
Thị trấn Bút Sơn
Điện thoại
Email
hoanghoa@thanhhoa.gov.vn
Website
Người đại diện
Quy mô
Trạng thái
Đang hoạt động
Địa điểm kinh doanh
UBND Huyện Hoằng Hóa
Số giấy phép đăng ký
26V8000004301

Chứng nhận, xác nhận của cơ sở

Đánh giá và nhận xét

5 trên 5
5 đánh giá
  • 5 SAO
    2
  • 4 SAO
    1
  • 3 SAO
    1
  • 2 SAO
    0
  • 1 SAO
    1
27/02/2020
Chất lượng sản phẩm rất tốt
24/02/2020
Chất lượng sản phẩm tuyệt vời
20/02/2020
Chất lượng sản phẩm tốt