Chùa Hồi Long

Chùa Hồi Long

Liên hệ
UBND Huyện Hoằng Hóa
Thị trấn Bút Sơn

Giới thiệu Chùa Hồi Long

Hồi Long ở làng Lương Hà - Tổng Ngọc Chuế xưa, nay là 8 xã vùng biển Hoằng Hoá cũng được xây dựng vào thời kỳ này, thế kỷ thứ 11.

Theo gia phả của dòng họ Nguyễn, năm 1558 một gia đình họ Nguyễn đã công đức cùng các phật tử xây dựng lại chùa vào năm 1558 gồm 3 ngôi:

- Ngôi Tam Bảo 05 gian với năm hàng cột, cột hiên bằng đá, gỗ làm chùa tất cả đều là Lim xanh Thanh Hoá. Kiến trúc theo kiểu thượng rường hạ kẻ, xà xoi ống móc lòng, má kiệu, cửa lim bích bàn. Bức đại tự khắc 3 chữ “Phú Thiên Môn” và đôi câu đối “Thiên khai Ngọc Chuế danh lam thắng - Địa dẫn Hồi Long cổ tích truyền”.

- Ngôi thờ Tổ, thờ Mẫu mỗi ngôi 3 gian làm bằng gỗ Lim. Hiên lát bằng đá xanh chạm trỗ. Ngai thờ, khám thờ tất cả làm bằng gỗ Vàng Tâm, sơn son thiếp vàng, đường nét trang trí tinh xảo. Tượng Phật phần lớn làm bằng gỗ Mít, sơn son thiếp vàng, bài trí theo thứ bậc. Nhìn mỗi pho tượng mỗi vị một vẻ, toát lên sự uy nghiêm khiến mỗi ai bước vào nơi cửa Phật cũng phải tự ngẫm mình, tượng gỗ cao nhất là 1,5m (tượng Long quan và Thổ địa). Ngoài các pho tượng bằng gỗ Mít còn lại có một số pho tượng bằng Đồng kích cỡ bé hơn, tượng Long quan và Thổ địa 50cm. Đồ thờ một số bằng gỗ còn lại hầu hết bằng đồng thau, đồng hun, sành sứ. Một số sành sứ thờ ở chùa có từ đời Lý. Hiện vật còn lại 1 tượng Ngọc Hoàng - cao 80cm, 1 chóe đựng nước từ thời nhà Minh - cao 45cm, bao lần bán đi chuyển lại. Nay gia đình có hiện vật đã trao lại cho chùa, giá trị hiện vật hàng chục triệu đồng.

- Chùa Hồi Long nằm ở vị trí trung tâm của vùng Tổng Ngọc Chuế, giữa cồn cát nơi địa thế cao không bao giờ ngập lụt. Lưng tựa núi Linh Trường, trước mặt là điểm hội thuỷ của 3 dòng nước: Sông Mã - Sông Cung và thuỷ triều lên. Phía Đông dải đất cao ven biển gồm các xã: Hoằng Trường, Hoằng Hải, Hoằng Tiến, Hoằng Thanh, Hoằng Phụ. Phía Tây là dải đất màu mỡ do phù sa bồi lắng gồm các xã: Hoằng Yến, Hoằng Tiến, Hoằng Ngọc, Hoằng Đông. Tương truyền ông Tả Ao có lần qua đây ngắm phong thuỷ ông cho khơi rộng thêm cái ao (phía Tây của chùa) để mắt Rồng lộ rõ. Chùa nhiều người cảm nhận là tối uy linh, vì thế nơi đây quanh năm không ngớt khói hương, nhân dân khắp nơi về đây cầu cúng, người tạ điều may, người sám hối lỗi lầm - nam thanh, nữ tú xem hầu đồng, hầu bóng ở Phủ Mẫu để cầu duyên, trả nghiệp. Vì thế có câu:

“Chùa Hồi Long khánh Đá chuông Đồng,
Muốn chơi trả của cho chồng mà chơi”

Thế mới biết chùa Hồi Long xưa không chỉ là thắng tích mà còn là cán cân công lý vô hình giúp mọi người thành tâm hướng Đạo.

Trước năm 1945 nơi đây là nơi trú ẩn hội họp của các cán bộ tiền khởi nghĩa. Những chủ trương đường lối cách mạng Việt Nam được phổ biến tại đây do đồng chí Tố Hữu chủ trì. Những lớp học về chủ nghĩa Mác - Lê Nin, về cách mạng Tháng Mười Nga cũng được tổ chức nhiều đêm ở chùa này.

Năm 1946 một lần về tham lại nơi hoạt động cũ của Đoàn đại biểu Quốc hội khoá I tỉnh Thanh Hoá do ông Lê Tất Đắc dẫn đầu, cùng đi còn có Vua thoái vị Bảo Đại. Trước cảnh đẹp nên thơ khi đoàn ngắm Hòn non bộ do một nghệ nhân Hậu Lộc cung tiến, nhìn cây Hồng không hạt trĩu quả, con Rùa Vàng bò đi ngoảnh lại như gặp được người thân, tường ngói rêu phong bao phủ, xung quanh chùa là cả một đồi cây cổ thụ lớn nhỏ khác nhau, dây leo chằng chịt, chỉ để lại lối đi cho khách thập phương. Chiều đến từng đàn chim di cư cũng về nơi cửa chùa tụ họp, như mong muốn sự bình an. Tiếng Cuốc, tiếng Cò hoà quyện vào nhau cùng tiếng chuông chùa sâu lắng, tạo nên một không gian tĩnh mịch khi hoàng hôn buông xuống. Cảm nhận vẻ đẹp nên thơ này ông Vĩnh Thuỵ tặng chùa đôi câu đối:

“Thời thời thiên lộc đáo
Nhật nhật địa phúc lai”

Dãi dầm qua năm tháng và trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp - Chống Mỹ chùa không có điều kiện tu sửa nên đã xuống cấp và hư hỏng nặng, năm 1968 UBND xã đã đưa về xây dựng trường học. Đến nay dấu tích chùa xưa chỉ còn lại một cổng Tam quan, hoạ tiết trang trí nay đã mờ nhưng cũng đủ cho ta thấy sự tinh xảo và chất liệu màu sơn bền đẹp khiến ta không thể không ngưỡng mộ danh thắng của một thời ở chùa này. Sách địa chí Văn hoá Hoằng Hoá xuất bản lần thứ nhất phần chùa chiền có viết: “Những ngôi  chùa xa xưa và nổi tiếng là chùa Bảo Phúc ở Phú Khê, chùa Hồi Long ở Lương Hà…”

Có lẽ vì sự nổi tiếng đó mà sau 28 năm dỡ bỏ (1968) đến 1996 nhân dân trong làng đã tự nguyện cùng nhau phục dựng với ý nguyện là để xây dựng lại cảnh quan, xây dựng lại sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng, giữ gìn bản sắc văn hoá, đem lại giáo lý phật đà cho mọi người.

Đáp ứng nguyện vọng chính đáng đó, ngày 29/07/1996 UBND huyện Hoằng Hoá đã phê duyệt cho phép phục dựng lại chùa. Trong quá trình phục dựng, việc di dời hàng nghìn ngôi mộ xung quanh Tam quan là một việc làm hết sức khó khăn, phức tạp liên quan đến tâm linh của hàng nghìn hộ gia đình, không chỉ bên Lương mà còn cả bên Công giáo.

Vì vậy, UBND huyện Hoằng Hoá cho phép di dời về phía trước cổng Tam quan cũ (phía Nam) 40m. Đây là vị trí đáp ứng được nguyện vọng của mọi người dân, đáp ứng tâm linh của hàng nghìn hộ gia đình có mồ mả, đồng thời đảm bảo được các yếu tố phong thuỷ của chùa: Toạ Sơn, hướng Thuỷ. Suốt 13 năm qua Phật tử và khách thập phương về đây ngày một đông. Trước thực tế này UBND xã Hoằng Thanh đã kính trình UBND huyện Hoằng Hoá - Ban trị sự Phật Giáo Hoằng Hoá, Ban trị sự Tỉnh hội Phật Giáo Thanh Hoá xin bổ nhiệm sư trụ trì điều hành hoạt động tín ngưỡng tôn giáo đạo Phật.Ngày 25/11/2008 Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, Ban trị sự Tỉnh hội Phật Giáo Thanh Hoá ra Quyết định số 198/QĐ-BTSPG bổ nhiệm sư cô Thích nữ Đàm Ngoan về trụ trì chùa.

Ngày 18/03/2009 Công an tỉnh Thanh Hoá cấp con dấu theo quy định số 2885 QĐ/CATH đề điều hành hoạt động và thực hiện quy định theo pháp luật

Ngày 12/10/2009 UBND tỉnh Thanh Hoá ra Quyết định số 3563 về việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chùa Hồi Long tại xã Hoằng Thanh để thực hiện dự án xây dựng, phục hồi và mở rộng chùa với diện tích 14.030m2 Bằng tấm lòng hảo tâm công đức của tăng ni, phật tử và bà con khắp mọi nơi tham gia đóng góp sức người, sức của, chùa Hồi Long đang được khẩn trương phục dựng. Được quy hoạch trên diện tích 1,4 ha, chùa thiết kế theo hình chữ công, gồm có 3 khu: Khu tâm linh, khu từ thiện và khu dưỡng lão. Khu tâm linh được xem là khu trung tâm gồm tam bảo được hợp thành bởi 3 gian hậu cung, trung đường, tiền đường và 2 trái, hành lang lan can đá theo kiến trúc cung đình. Sau tam bảo là giảng đường và nhà thờ tổ, bên phải là nhà mẫu, lầu trống, điện hộ pháp; bên trái là nhà tứ ân, lầu chuông, điện hộ Pháp. Toà tam bảo được dựng lên bởi 32 cây cột gỗ dài và 48 cột đá. Nền chùa được tôn cao 1,8m, mái chùa cao thoáng, màu sơn vàng - nâu là chủ đạo cộng với lối đắp vẽ mái đao rồng, phượng cầu kỳ góp phần tạo nên một quần thể kiến trúc đẹp mắt, có sự kết hợp nhuần nhị giữa văn hóa nhiều vùng, miền. Phía trong chùa 11 pho tượng lớn nhỏ được làm từ gỗ hoặc đồng, lớn nhất là tượng Phật Di Đà cao 3,3m.

Thông tin sản phẩm

Tên sản phẩm
Chùa Hồi Long
Mã sản phẩm
SP00098
Đơn vị tính
Trạng thái
Hết hàng
Mã vạch
Mã truy xuất nguồn gốc
Sản lượng
Quy cách đóng gói
Cách bảo quản

Thông tin Cơ sở kinh doanh

Tên cơ sở
UBND Huyện Hoằng Hóa
Địa chỉ
Thị trấn Bút Sơn
Điện thoại
Email
hoanghoa@thanhhoa.gov.vn
Website
Người đại diện
Quy mô
Trạng thái
Đang hoạt động
Địa điểm kinh doanh
UBND Huyện Hoằng Hóa
Số giấy phép đăng ký
26V8000004301

Chứng nhận, xác nhận của cơ sở

Đánh giá và nhận xét

5 trên 5
5 đánh giá
  • 5 SAO
    2
  • 4 SAO
    1
  • 3 SAO
    1
  • 2 SAO
    0
  • 1 SAO
    1
27/02/2020
Chất lượng sản phẩm rất tốt
24/02/2020
Chất lượng sản phẩm tuyệt vời
20/02/2020
Chất lượng sản phẩm tốt